Bạn bị tước giấy phép lái xe, bạn băn khoăn không biết mình có được phép điều khiển xe không? Liệu thời gian tước giấy phép là bao lâu thì hãy đọc qua bài viết mà mà Vận Tải Nhanh Rẻ chia sẻ dưới đây nhé.
Thời hạn tước giấy phép lái xe ô tô
Tước bằng lái xe ô tô từ 1 – 3 tháng
Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng khi:
- Không bật đèn xi nhan khi chuyển làn xe.
- Cố tình sử dụng điện thoại khi đang điều khiển ô tô trên đường.
- Cố ý vượt đèn đỏ và đèn vàng với tốc độ nhanh.
- Đi vào đường có biển báo cấm dành cho phương tiện đang lưu thông.
Tước bằng lái xe ô tô từ 2 – 4 tháng
Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng khi:
- Gây TNGT khi đang sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô lưu thông trên đường.
- Cố tình vượt đèn đỏ và đèn vàng với tốc độ nhanh và gây TNGT trên đường phố, làm ách tắt các tuyến đường xung quanh.
- Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100 – 150%.
- Không đi đúng phần đường hoặc làn đường đã quy định (đi sai làn đường cho phép)
- Đi ngược chiều vào đường một chiều có biển “Cấm đi ngược chiều”. Lỗi này sẽ có mức phạt cao nếu chủ xe gây TNGT .
- Chạy quá tốc độ quy định từ 20 – 35km/h. Khung phạt cao nhất khi chủ xe điều khiển ô tô vượt quá 35km/h.
- Hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100 – 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Tước bằng lái xe ô tô từ 5 – 7 tháng
Đi ngược chiều trên đường cao tốc, cố tình lùi xe trên đường cao tốc gây mất an toàn và cản trở các phương tiện khác khi di chuyển vào làn đường cao tốc có thể sẽ bị tước bằng từ 5 – 7 tháng.
Tước bằng lái xe ô tô từ 10 – 12 tháng
Có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi đang điều khiển xe lưu thông trên đường (nếu đo nồng độ cồn <= 50 miligam/100 mililit máu hoặc <= 0,25 miligam/1 lít khí thở).
Tước bằng lái xe ô tô từ 16 – 18 tháng
Có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi đang điều khiển xe lưu thông trên đường (nếu đo nồng độ cồn từ 51 – 80 miligam/100 mililit máu. Hoặc từ 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở). Nồng độ cồn trong máu càng cao thì người điều khiển phương tiện sẽ phải đối diện với thời hạn tước giấy lái xe ô tô trên 1 năm.
Tước bằng lái xe ô tô từ 22 – 24 tháng
Có nồng độ cồn trong máu trên 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt mức cho phép 0,4 miligam/1 lít khí thở).
Bị tước giấy phép lái xe có được điều khiển xe không?
Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 4 Điều 81 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định trong thời gian người vi phạm ATGT bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nếu cá nhân, tổ chức vẫn điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy phép lái xe.
Cũng theo đó, khi bị tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời gian này, người vi phạm không được phép điều khiển loại xe đã ghi trong giấy phép.
Ngoài ra, theo quy định Luật Giao Thông, từng loại giấy phép lái xe đều có quy định riêng về đối tượng được điều kiện để được cấp. Vì vậy khi bị tước bằng lái xe máy, người điều khiển phương tiện vẫn được phép sử dụng ô tô nếu có giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn.
Như vậy, việc tuân thủ thời hạn tước giấy phép lái xe là quy định bắt buộc. Nếu như cố tình vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lỗi điều khiển xe khi không có bằng lái xe theo Khoản 5, Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).